![]() |
Đại diện VinBrain cho biết, việc thiết kế một nền tảng AI tiên tiến phục vụ việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác phải cần tới một lượng lớn dữ liệu, kèm hình ảnh y tế và bệnh án bệnh nhân. Với sự hỗ trợ từ Stanford, VinBrain sẽ không chỉ tiếp tục phát triển nguồn dữ liệu lớn nhất trong nước (hiện tại hơn 2,3 triệu hình ảnh) được phân tích qua nền tảng DrAid mà còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm đi sự phức tạp, mơ hồ và loại bỏ nhiều hạn chế khi diễn giải hình ảnh y tế.
Phát biểu tại lễ ký kết, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo trong Y học và Xử lý Hình ảnh ĐH Stanford (Stanford AIMI) - Giáo sư Curtis Langlotz - cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao sự tiên phong trong nghiên cứu cũng như năng lực của VinBrain. Stanford và VinBrain đã có nhiều sự hợp tác và gặt hái những thành tựu nhất định. Tôi rất vui mừng khi được tiếp nối sự hợp tác sâu sắc đó khi chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận sử dụng dữ liệu để phát triển sản phẩm AI trong y tế."
Ông Trương Quốc Hùng - Tổng giám đốc Công ty VinBrain (Tập đoàn Vingroup)- cũng khẳng định: "VinBrain đã có hơn 3 năm gắn bó hợp tác cùng Đại học Stanford. Việc hợp tác chia sẻ dữ liệu lần này chứng tỏ sự tin tưởng của Stanford với VinBrain trong cam kết bảo mật và an ninh dữ liệu theo tiêu chuẩn Mỹ. Đây sẽ là những nền tảng dữ liệu để DrAid nhanh chóng có các những bước phát triển đột phá mới".
Theo VinBrain, nền tảng DrAid do đơn vị này phát triển được đưa vào sử dụng từ năm 2020, hiện là "trợ lý AI" đắc lực đang tích cực hỗ trợ gần 2.000 bác sĩ tại hơn 100 bệnh viện tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á. DrAid cho Chẩn đoán hình ảnh v1 cũng là phần mềm AI nhằm hỗ trợ đánh giá lâm sàng các trường hợp chụp X-quang ngực thẳng có đặc điểm gợi ý tới tràn khí màng phổi được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận, đưa Việt Nam trở thành một trong 6 quốc gia trên thế giới có phần mềm AI chẩn đoán X-quang ngực thẳng được FDA thông qua. Ngoài ra, DrAid cũng đã được sàn thương mại trí tuệ nhân tạo hàng đầu Ferrum, Mỹ bổ sung vào danh mục các sản phẩm trên nền tảng AI cho X-quang mang lại dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chất lượng cao nhất.
VinBrain: là công ty hàng đầu cung cấp các sản phẩm trí tuệ nhân tạo cho y tế, được đầu tư bởi Vingroup - tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu của VinBrain là giải những bài toán quan trọng và đầy thách thức, kết nối các lĩnh vực bigdata (dữ liệu lớn), AI (trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet vạn vật) và IoP (Internet of people) trong hoạt động y tế nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn cầu. Tìm hiểu thêm tại: https://vinbrain.net/
Đại học Stanford là đại học Top 2 thế giới (theo QS World University Rankings 2022-2023). Số liệu từ báo cáo State of AI năm 2022 cho thấy, Đại học Stanford có số lượng nghiên cứu được trình bày tại các hội thảo chuyên ngành chủ chốt về trí tuệ nhân tạo và được xuất bản nhiều xếp thứ 3 thế giới trên trang arXiv. Giáo sư Curtis Langlotz, Giám đốc của Trung Tâm AIMI ĐH Stanford, là Chủ tịch Hiệp hội Điện quang và Y học Hạt nhân Bắc Mỹ (RSNA) với nhiều công trình lớn được công nhận, một tên tuổi có sức ảnh hưởng trong cộng đồng chẩn đoán hình ảnh thế giới.
" alt=""/>VinBrain và Đại học Stanford hợp tác thỏa thuận sử dụng dữ liệuTrao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nộicũng thông tin, từ trước đến nay, chưa có hướng dẫn, quy định nào của cơ quan phòng chống dịch yêu cầu hay bắt buộc mọi người phải tiêm vắc xin Covid-19.
“Chúng ta chỉ vận động, khuyến khích người dân tiêm vắc xin. Trường hợp trẻ không tiêm và lập biên bản vi phạm hành chính là không đúng với tình hình dịch hiện nay”.
PGS.TS Hùng phân tích dịch bệnh cơ bản đã được khống chế, biến chủng Omicron lây lan nhanh nhưng phần lớn ca bệnh đều triệu chứng nhẹ, không để lại bệnh cảnh lâm sàng nặng. Đối tượng trở nặng tập trung ở người già, người suy giảm miễn dịch…
PGS.TS này cũng nhận định, vắc xin phòng Covid-19 được đánh giá có tác dụng trong vấn đề giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng, tử vong tuy nhiên thực tế trong phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả không quá cao. “Số người tiêm và số người không tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ mũi 3, 4 tỷ lệ mắc không khác biệt. Điều này cho thấy hiệu quả phòng ngừa không khác biệt nhiều”, PGS.TS Hùng nói.
“Vì vậy việc lập biên bản trên không đúng quy định pháp luật về phòng chống dịch. Quy định địa phương phải dựa trên quy định của quốc gia, không nên dùng biện pháp quá hà khắc ảnh hưởng đến tâm lý người dân”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng khẳng định.
Cũng theo Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội hiện ca mắc tăng, cả nước ghi nhận khoảng vài nghìn ca mỗi ngày, hầu hết đều tự cách ly, điều trị, chỉ có một số trường hợp mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch… phải vào viện theo dõi, can thiệp oxy.
“Về cơ bản 1 ngày ghi nhận vài nghìn ca. Trong số đó khoảng vài chục đến hơn 100 ca phải can thiệp thở oxy cho thấy chúng ta đã khống chế được dịch bệnh tốt, tình hình không quá nặng nề. Do vậy chính sách chống dịch cần linh hoạt hơn. Đối với vắc xin, luôn là khuyến khích vận động dựa trên sự tự nguyện của người dân”, PGS.TS này nói.
PGS.TS Hùng cũng thông tin thêm, để phòng ngừa dịch cho trẻ khi vào năm học mới, trẻ đủ kiến thức có thể tự theo dõi sức khỏe bản thân hoặc cha mẹ phải giám sát, phát hiện những trẻ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ho, hắt hơi, sổ mũi…) nên mang khẩu trang. Trường hợp xét nghiệm dương tính có thể cho trẻ học online để phòng tránh cho trẻ khác.
TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ươngcũng thông tin, ở nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, những bệnh viêm đường hô hấp thường xuyên lưu hành.
Đánh giá về khả năng tăng các ca bệnh về đường hô hấp, TS.BS Hải cho biết, khi trẻ đi học tập trung trở lại, đặc biệt là các em nhỏ ở dưới 5 tuổi thường sinh hoạt tập trung ở môi trường có sử dụng điều hòa, điều kiện không khí sẽ kém hơn so với không khí tự nhiên. Khi 1 em mắc bệnh sẽ có nguy cơ tạo các ổ dịch nhỏ, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình.
Khi không may tiếp xúc với nguồn bệnh, chúng ta nên có biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Thông thường, chúng ta bật điều hòa cả ngày, trong mùa dịch bệnh như thế này, tại gia đình hoặc lớp học nên tắt điều hòa 2-3 lần/ngày, mở hết cửa để đảm bảo thông thoáng môi trường không khí trong phòng.
Thứ 2, các phụ huynh nên chú trọng vệ sinh đường hô hấp cho trẻ như nhỏ nước mũi, súc miệng nước muối, rửa tay, khử khuẩn thường xuyên…
TS.BS Hải cũng khuyến cáo, khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, kể cả những trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ phụ huynh nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để đánh giá sơ bộ, chẩn đoán bệnh. Đồng thời, nhân viên y tế sẽ tư vấn cách theo dõi các dấu hiệu nào cần cho trẻ nhập viện.
Để có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh cho trẻ, TS.BS Đỗ Thiện Hải thông tin, trẻ phải có sức khỏe tốt, bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để hệ thống miễn dịch có khả năng hoạt động tốt.
Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ mang mầm bệnh. “Những người làm việc, sinh hoạt ở nơi tập trung đông hay những người vào bệnh viện thăm nom người bệnh... Đó là những nguồn có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng và lây bệnh cho trẻ”, TS.BS Hải nói. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch, tạo kháng thể cho trẻ.